TỪ CHUYỆN LIONEL MESSI QUYẾT ĐỊNH RỜI BARCELONA CHO TỚI CHỐN CÔNG SỞ

Ai rồi cũng sẽ trải qua cuộc khủng hoảng giữa sự nghiệp - một giai đoạn căng thẳng, trống rỗng đến mức muốn rời bỏ tất cả. Nhưng lúc nào là thời điểm thích hợp nhất để bạn đưa ra quyết định ?

Trong suốt hơn 20 năm gắn bó với FC Barcelona, nhìn chung thì ai cũng đều có cảm giác rằng Lionel Messi sẽ gắn bó lâu dài với đội bóng Xứ Catalan với một vị trí vững chắc tại Câu Lạc Bộ, một cuộc sống ổn định, hạnh phúc … Messi có đủ tất cả yếu tố để duy trì mối quan hệ sẽ tốt đẹp giữa anh và Barcelona. 

Thế nhưng, ngày 25/08/2020 vừa qua, sự kiên nhẫn của Lionel Messi đã vượt mức giới hạn khi “đứa con cưng” của đội bóng Xứ Catalan quyết định ra đi. Và nguyên nhân khiến Lionel Messi quyết định rời bỏ nơi mà anh đã gắn bó suốt 20 năm qua cũng được nhiều nhà bình luận thể thao chỉ ra, có rất nhiều vấn đề … Nhưng nhìn rộng ra một xíu thì đâu đó bạn cũng thấy rằng, việc Lionel Messi rời bỏ nơi làm việc quen thuộc trong một khoảng thời gian dài cũng giống như việc chúng ta quyết định nhảy việc. Khi nào là thời điểm thích hợp, ứng xử ra sao là mối quan tâm của rất nhiều người khi đi làm.

Đối với dân công sở, thì chắc hẳn ai cũng sẽ trải qua giai đoạn khủng hoảng, nghi ngờ bản thân và không được tìm thấy ý nghĩa trong công việc. Bên cạnh đó là dễ chán ghét công việc hiện tại và dễ dàng lạc lối khi đứng trước nhiều lựa chọn mới.

Ở Mỹ có khoảng hơn 2 triệu người nghỉ việc mỗi tháng. Dù cho lý do của bạn có là gì thì trước khi quyết định nghỉ việc cũng nên dành chút ít thời gian để cân nhắc rằng mọi quyết định đều xuất phát từ những lý do đúng đắn: 

  1. ĐỪNG NÊN NHẢY VIỆC CHỈ VÌ MÂU THUẪN VỚI SẾP:

Trong một tập thể, công việc của bạn sẽ liên đới tới rất nhiều người. Chính vì vậy, đừng để bản thân phải lựa chọn công việc khi xảy ra mâu thuẫn với bất kỳ ai, dù là quản lý cấp trên hay đồng nghiệp.

Mọi vấn đề đều có cách giải quyết khi bạn giải quyết vấn đề của chính bản thân. Bạn nên và phải trở thành một người có khả năng hợp tác tốt với tất cả mọi người cho dù ở hoàn cảnh nào.

Mọi mối quan hệ đều bắt nguồn từ 2 phía, vì thế với mỗi người bạn đều phải chủ động lựa chọn cách ứng xử phù hợp. Nếu không sớm nhận ra điều này thì dù làm việc ở đâu, những rắc rối mà bạn cố trốn tránh cũng sẽ đeo bám bạn.

  1. HÃY ĐỔI VIỆC NẾU BẠN MUỐN TĂNG THU NHẬP:

_ Có một sự thật là các công ty luôn có một mức giới hạn thu nhập nhất định cho nhân viên. Thông thường mức lương của mỗi nhân viên có thể tăng thêm 5%, 10% mỗi năm tùy thuộc vào thành tích trong công việc, tình hình kinh doanh của công ty. Vì thế, nếu bạn mong muốn có mức thu nhập tốt hơn và đã thử các cách để cải thiện năng suất, chất lượng công việc nhưng Sếp không đồng ý thì đã đến lúc bạn cần tìm một công việc khác.

  1. ĐỪNG NÊN NHẢY VIỆC KHI CÔNG TY TÁI CƠ CẤU TỔ CHỨC:

_ Thông thường, khi công ty thông báo thay đổi hệ thống nhân sự, mọi người thường rơi vào trạng thái lo lắng, nghĩ rằng vị trí của bản thân không được đảm bảo. Nhưng thực tế, đó mới chính là thời điểm có nhiều cơ hội hiện hữu. Khi bạn làm việc xuất sắc thì không có bất kỳ lý do nào công ty không giữ lại bạn.

_ Chuẩn bị cho mình một phương án dự phòng là điều cần thiết. Tuy nhiên, bạn chỉ nên suy nghĩ đến nghỉ việc khi nắm rõ tình hình của bản thân tại công ty trong thời gian sắp tới.

_ Tuyệt đối không nên quyết định nghỉ việc khi mọi thứ tồi tệ đang diễn ra. Bạn nên chờ đợi để đưa ra quyết định khi mọi thứ đã ổn định. Hãy tập trung làm tốt cho đến khi công việc và sản phẩm của bạn đạt thành quả tốt hơn. 

  1. ĐỪNG NÊN NHẢY VIỆC KHI BẠN MUỐN THÊM THỜI GIAN CÂN BẰNG GIỮA CÔNG VIỆC VÀ CUỘC SỐNG:

Con người luôn muốn hướng tới sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Bạn muốn dành nhiều thời gian hơn cho gia đình, chăm sóc cha mẹ, cho cuộc sống riêng thì chỉ khi có một công việc linh hoạt, tự chủ tài chính, thời gian mới đạt được điều đó.

Tuy nhiên, trước khi nghĩ đến nghỉ việc, tìm một công việc chiếm ít thời gian hơn, bạn phải cân nhắc kỹ các yếu tố: Mục tiêu của bạn là gì? Khả năng thực tế của bạn? Định hướng trong tương lai? Có thể, chỉ cần trò chuyện với cấp trên trực tiếp là bạn có thể giải quyết được vấn đề của mình. 

  1. THAY ĐỔI CÔNG VIỆC NÊN LÀ PHƯƠNG ÁN CUỐI CÙNG:

_ Theo các chuyên gia nhân sự hàng đầu, việc chuyển đổi công việc thường khó hơn việc thay đổi nghề nghiệp ở vị trí của một nhân viên đã làm lâu năm. Sau khi làm việc từ 10-12 năm, nhân viên thường đạt đến một mức độ mà họ cho là tài chính và mối quan hệ xã hội ổn định. Do đó, nó đòi hỏi sự đánh giá đúng đắn để tránh bởi quyết định sai lầm, điều này sẽ mang lại sự ổn định, hạnh phúc và thăng tiến trong sự nghiệp.

_ Thay đổi công việc nên là phương án cuối cùng để giải quyết khủng hoảng của sự nghiệp, trừ khi sự phát triển của tổ chức hay công ty bị chậm lại và bạn không thể làm tốt công việc dù đã cố gắng hết sức. Cuộc khủng hoảng có thể diễn ra một lần nữa tại địa điểm mới trừ khi cá nhân thực sự có thể chứng minh khả năng của mình để tăng thêm giá trị của công ty đó. 

Nguồn tổng hợp: Cafef.vn

TEAMWORK (Phần 1): SỨC MẠNH CỦA TEAMWORK

TEAMWORK (Phần 1): SỨC MẠNH CỦA TEAMWORK

Ngày đăng: 13/10/2020 09:09 AM

Kỹ năng teamwork là gì? Vì sao teamwork lại là kỹ năng được các nhà tuyển dụng quan tâm, và không chỉ những người đi làm mà các bạn sinh viên cũng cần kỹ năng này?
NETWORKING HIỆU QUẢ, BẠN ĐÃ BIẾT CHƯA?

NETWORKING HIỆU QUẢ, BẠN ĐÃ BIẾT CHƯA?

Ngày đăng: 13/10/2020 09:05 AM

Networking là kỹ năng không thể thiếu của người làm việc chuyên nghiệp. Vậy networking là gì? Bạn đã biết cách để networking hiệu quả chưa? Hãy cùng theo dõi bài viết này nhé!
GIAO TIẾP HIỆU QUẢ: CẦN PHẢI LÀM GÌ?

GIAO TIẾP HIỆU QUẢ: CẦN PHẢI LÀM GÌ?

Ngày đăng: 12/10/2020 06:56 PM

Kỹ năng giao tiếp là kỹ năng thiết yếu của mỗi người. Để đạt được hiệu quả cao trong giao tiếp, bạn cần phải chú ý, luyện tập những yếu tố nào?
THƯƠNG HIỆU TUYỂN DỤNG (Phần 2): 4 BƯỚC ĐỂ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU TUYỂN DỤNG

THƯƠNG HIỆU TUYỂN DỤNG (Phần 2): 4 BƯỚC ĐỂ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU TUYỂN DỤNG

Ngày đăng: 12/10/2020 06:54 PM

4 bước cơ bản để doanh nghiệp bạn có một chiến lược xây dựng thương hiệu tuyển dụng hiệu quả, nâng cao quá trình tuyển dụng và mang lại trải nghiệm tốt cho chính nhân viên của mình.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TRẢI NGHIỆM CỦA ỨNG VIÊN? (Phần 2)

LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TRẢI NGHIỆM CỦA ỨNG VIÊN? (Phần 2)

Ngày đăng: 12/10/2020 05:13 PM

Một trong những yếu tố hàng đầu để giúp doanh nghiệp có thể tìm kiếm và chinh phục các ứng viên tài năng, phù hợp với doanh nghiệp chính là “Nâng cao trải nghiệm ứng viên” (Candidate experience). Cùng tìm hiểu cách để "Nâng cao trải nghiệm ứng viên" nhé.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TRẢI NGHIỆM CỦA ỨNG VIÊN? (Phần 1)

LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TRẢI NGHIỆM CỦA ỨNG VIÊN? (Phần 1)

Ngày đăng: 12/10/2020 05:11 PM

Một trong những yếu tố hàng đầu để giúp doanh nghiệp có thể tìm kiếm và chinh phục các ứng viên tài năng, phù hợp với doanh nghiệp chính là “Nâng cao trải nghiệm ứng viên” (Candidate experience). Cùng tìm hiểu cách để "Nâng cao trải nghiệm ứng viên" nhé.
Zalo
Hotline
Go Top