NHỮNG LỖI SAI KHIẾN BẠN “MẤT ĐIỂM” TRƯỚC CÔNG CHÚNG

Nói chuyện trước công chúng chưa bao giờ là dễ dàng với nhiều người. Hãy cùng xem những lỗi sai nào thường gặp phải khi đứng trước đám đông nhé!

Xây dựng nội dung kém thu hút

Một trong những lỗi sai phổ biến cho buổi nói chuyện trước công chúng chính là phần nội dung không gây được sự chú ý của người nghe. Người diễn thuyết thường chỉ xây dựng bài nói dựa trên những thứ có sẵn, không hướng nội dung đến nhu cầu của người nghe. Khán giả chỉ sẵn sàng bỏ ra thời gian của mình để lắng nghe bạn nói khi đó là những gì họ muốn biết, và giải quyết được vấn đề, nhu cầu của họ. Chính vì vậy, xây dựng nội dung bài nói cần quan tâm đến “Đối tượng khán giả của mình là ai?”, “Vấn đề của họ là gì?”, “Nội dung mình trình bày có mang đến lợi ích cho họ hay không?” và “Làm thế nào để tạo sự tương tác với người nghe?”

Ngoài ra, việc thu hút và tạo động lực cho khán giả bằng cách mở đầu ấn tượng cũng ít được quan tâm tới. Qua đoạn mở đầu, rất nhiều khán giả sẽ quyết định có tiếp tục lắng nghe bài nói hay không. Thay vì bắt đầu bài nói bằng cách thông thường, nhàm chán thì bạn nên sử dụng câu hỏi mang tính tương tác, những câu chuyện về trải nghiệm cá nhân liên quan đến vấn đề đó hay những “con số biết nói” ấn tượng để lôi cuốn người nghe. Và đừng quên hãy nhấn mạnh mức độ quan trọng và cần thiết của bài nói với khán giả của mình. 

Ít tương tác với khán giả

Lỗi sai này thường xuyên xảy ra nếu bạn là một người chưa có nhiều kinh nghiệm nói chuyện trước công chúng. Rất nhiều người cảm thấy khó khăn khi phải tương tác mắt với khán giả, điều đó sẽ khiến họ cảm thấy căng thẳng hơn. Nhưng tương tác với khán giả trong khi nói sẽ tạo ra bầu không khí thoải mái hơn, giúp khán giả chú ý vào những gì bạn chia sẻ. Ngoài giao tiếp mắt, bạn có thể đặt những câu hỏi, trò chuyện và trao đổi với khán giả. 

Bạn hoàn toàn có thể tạo một quãng dừng trong khi nói. Quãng dừng ấy vừa giúp bạn lấy lại sự bình tĩnh, trao đổi ánh mắt với khán giả mà còn giúp người nghe có thời gian ngẫm nghĩ về những điều bạn vừa chia sẻ.

Để cảm xúc chi phối

Khi đứng trước nhiều người, bạn rất dễ mắc phải tâm lý sợ đám đông, gây ra tình trạng căng thẳng cho bạn. Với nỗi lo sợ mình sẽ làm không tốt, phạm phải sai lầm trước nhiều người hay mọi người đều đổ dồn sự chú ý về mình, sẽ khiến bạn khó khăn trong việc giải tỏa căng thẳng. Dẫn đến bạn không thể tập trung cho bài nói của mình. 

Những cách để kiểm soát cảm xúc khi đứng trước đám đông được nhiều người áp dụng:

  • Chuẩn bị nội dung và tập luyện bài nói nhiều lần
  • Lường trước những tình huống có thể xảy ra và chậm rãi suy nghĩ khi có tình huống bất ngờ
  • Tưởng tượng một bài thuyết trình hoàn hảo của bạn để tiết chế những suy nghĩ tiêu cực
  • Mỉm cười và hít thở sâu để giải phóng chất endorphin giảm căng thẳng, tạo cảm giác vui vẻ. 

Thiếu năng lượng truyền đạt

Khuôn mặt không biểu cảm cùng một tông giọng duy nhất chắc chắn sẽ nhanh chóng đưa khán giả của bạn vào “giấc ngủ”. Một yếu tố để thu hút người nghe không chỉ là nội dung bài nói mà còn là khả năng truyền năng lượng khi nói của bạn. Năng lượng của bạn thể hiện qua rất nhiều khía cạnh như âm lượng giọng nói, ngữ điệu, biểu cảm khuôn mặt, cách di chuyển và ngôn ngữ cơ thể.

Để phần trình bày lôi cuốn và sinh động hơn, bạn cần biết cách kết hợp giữa ngôn ngữ cơ thể, biểu cảm và truyền đạt năng lượng qua giọng nói. Cách nhấn nhá tinh tế, cùng cách di chuyển phù hợp trên “sân khấu” và sử dụng ngôn ngữ cơ thể khéo léo sẽ giúp phần trình bày của bạn đạt hiệu quả hơn, kéo người nghe thoát khỏi sự nhàm chán.

Chỉ đọc…

Đây là lỗi rất cơ bản mà có lẽ rất nhiều người mắc phải khi phụ thuộc vào slide thuyết trình hoặc tài liệu giấy được chuẩn bị trước. Người nghe hoàn toàn có khả năng đọc những nội dung hiển thị trên slide mà không cần nghe bạn nói. Chính vì vậy, bạn nên sử dụng slide trình chiếu như một công cụ hỗ trợ đắc lực. Nội dung trên slide thể hiện những con số để nhấn mạnh, hay hình ảnh minh họa, video clips,... giảm tối thiểu lượng từ ngữ trên slide sẽ giúp người nghe theo dõi chủ đề dễ dàng và ấn tượng hơn.

EMPLOYER BRANDING (Phần 1): XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU TUYỂN DỤNG

EMPLOYER BRANDING (Phần 1): XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU TUYỂN DỤNG

Ngày đăng: 10/10/2020 11:50 AM

Employer branding (Xây dựng thương hiệu tuyển dụng) là một khái niệm đã có từ lâu, được các tổ chức, doanh nghiệp lớn áp dụng để thu hút nhân tài. Vậy thương hiệu tuyển dụng là gì? Vì sao cần xây dựng thương hiệu tuyển dụng?
TOP 5 KỸ NĂNG MỀM DÀNH CHO NHÀ QUẢN LÝ NHÂN SỰ 

TOP 5 KỸ NĂNG MỀM DÀNH CHO NHÀ QUẢN LÝ NHÂN SỰ 

Ngày đăng: 10/10/2020 11:46 AM

Kỹ năng chuyên môn là chưa đủ, những nhà quản lý nhân sự giỏi luôn phải trau chuốt cho mình thêm những kỹ năng mềm. Cùng xem qua kỹ năng mềm nào cần thiết cho người làm quản lý nhân sự nhé.
BƯỚC VÀO CUỘC PHỎNG VẤN, NHÀ TUYỂN DỤNG CẦN CHUẨN BỊ GÌ?

BƯỚC VÀO CUỘC PHỎNG VẤN, NHÀ TUYỂN DỤNG CẦN CHUẨN BỊ GÌ?

Ngày đăng: 09/10/2020 05:50 PM

Không chỉ các ứng viên mà các nhà tuyển dụng cũng cần chuẩn bị kỹ lưỡng một số điều để buổi phỏng vấn đạt đúng mục đích và hiệu quả cao. Cùng xem qua
KỸ NĂNG PHỎNG VẤN “TRĂM TRẬN TRĂM THẮNG”

KỸ NĂNG PHỎNG VẤN “TRĂM TRẬN TRĂM THẮNG”

Ngày đăng: 09/10/2020 05:36 PM

Các nhà tuyển dụng rất chú ý đến kỹ năng phỏng vấn của ứng viên. Hãy cùng xem những yếu tố nào tạo nên kỹ năng phỏng vấn tốt nhé.
BÍ QUYẾT CHINH PHỤC NHÀ TUYỂN DỤNG CHO SINH VIÊN MỚI TỐT NGHIỆP

BÍ QUYẾT CHINH PHỤC NHÀ TUYỂN DỤNG CHO SINH VIÊN MỚI TỐT NGHIỆP

Ngày đăng: 09/10/2020 05:32 PM

Các bạn sinh viên mới ra trường bỡ ngỡ, lo lắng vì "thất nghiệp"? Để hạn chế tình trạng này, cùng theo dõi bài viết này nhé.
5 KỸ NĂNG MỀM CẦN THIẾT CHO SINH VIÊN

5 KỸ NĂNG MỀM CẦN THIẾT CHO SINH VIÊN

Ngày đăng: 09/10/2020 05:07 PM

Bằng cấp chuyên môn cùng kỹ năng mềm giúp cho các bạn sinh viên tự tin hơn khi đi phỏng vấn tuyển dụng. Hãy cùng tìm hiểu kỹ năng mềm nào cần thiết cho các bạn sinh viên nhé.
Zalo
Hotline
Go Top