5 BƯỚC ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ HIỆU QUẢ

Trong công việc và cả trong cuộc sống, đều có rất nhiều vấn đề cần giải quyết. Các vấn đề thường không lặp lại giống nhau và cũng không có khuôn khổ hay công thức nhất định cho cách giải quyết vấn đề. Chính vì vậy, giải quyết vấn đề có lẽ ai cũng sẽ làm được, tuy nhiên lại rất ít người có thể giải quyết vấn để đạt được hiệu quả cao. 

Với môi trường làm việc chuyên nghiệp và năng động, một người có kỹ năng giải quyết vấn đề tốt không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mà còn cho doanh nghiệp mình. Vì vậy, kỹ năng giải quyết vấn đề ngày nay rất được coi trọng trong môi trường làm việc chuyên nghiệp. 

Vậy làm sao để giải quyết vấn đề hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu 5 bước sau đây nhé!

Xác định, tìm hiểu vấn đề 

Trước khi bắt tay vào gỡ rối cho vấn đề của mình, bạn cần hiểu rõ vấn đề của mình xuất phát từ đâu, nguyên nhân vì sao xảy ra vấn đề này. Khi nắm rõ vấn đề của mình, bạn sẽ tìm ra được những giải pháp phù hợp nhất, hạn chế được rủi ro trong quá trình giải quyết. 

Phân tích vấn đề

Khi đã xác định được sự việc, thay vì bạn cố tìm ra hướng giải quyết, hãy bắt đầu bằng việc trả lời những câu hỏi:

  • "Tính chất của sự việc nằm ở mức độ nào?”
  • “Nếu bạn không giải quyết được, chuyện gì sẽ xảy ra?” 
  • “Đâu là các bên liên quan tới sự việc này?”
  • “Cần bắt đầu xử lý từ đâu?”

Nếu vấn đề của bạn là mớ hỗn độn, liên quan đến nhiều người, nhiều sự việc khác nhau, bạn cần cẩn thận, xem xét kỹ từng vấn đề nhỏ và suy nghĩ tới mức độ ưu tiên của việc nào cần giải quyết trước, tránh để “nút thắt” vấn đề ngày càng chặt. 

Ngoài ra, bạn nên “ngắm nghía” vấn đề của mình ở nhiều khía cạnh, nhìn nhận từ các góc độ khác nhau và dựa trên kinh nghiệm vốn có của bạn. Tiếp cận vấn đề bằng nhiều cách khác nhau sẽ cho bạn hướng nhìn trung lập, tư duy giải quyết vấn đề của bạn cũng sẽ cải thiện. Từ đó, xác định mục tiêu bạn cần đạt được khi vấn đề kết thúc, những giải pháp của bạn sẽ được cụ thể hóa, tăng mức độ hiệu quả.  

Đánh giá, lựa chọn giải pháp

Khi bạn phân tích vấn đề của mình, chắc chắn bạn cũng đã có một vài hướng xử lý trong đầu. Đứng giữa các giải pháp, bạn sẽ không thể hoàn toàn dựa theo cảm tính để lựa chọn. Điều bạn cần là một giải pháp tốt nhất, chứ không đơn giản chỉ là giải pháp tốt. Vậy đâu sẽ là giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề của bạn? 

Giải pháp tốt nhất không chỉ là giải pháp thỏa mãn các mục tiêu, mà còn đáp ứng được 3 yếu tố: mang tính khả thi cao, kết quả có tác dụng trong thời gian dài, đạt mức độ hiệu quả cao nhất có thể. Bạn nên đánh giá từng giải pháp, ưu/ nhược điểm của các giải pháp sau đó tổng hợp ra giải pháp tối ưu nhất. Đồng thời, bạn cần chuẩn bị một số giải pháp dự phòng để có thể ứng biến kịp với những thay đổi bất ngờ.  

Thực hiện 

Sau khi đã lựa chọn được giải pháp tốt nhất cho vấn đề của mình, nhiệm vụ của bạn là bắt tay vào thực hiện giải pháp. Giai đoạn này quan trọng vì nó tác động trực tiếp vào kết quả. Bạn không thể nào đảm bảo 100% rằng kế hoạch bạn đặt ra để khắc phục vấn đề sẽ diễn ra theo ý của bạn. Chính vì vậy, thận trọng, linh hoạt và tỉnh táo là những yếu tố mà bạn không thể thiếu trong giai đoạn này. Nếu có các vấn đề mới phát sinh, bạn nên quan sát, chủ động đối phó với những điều bất ngờ. 

Đánh giá

Đây sẽ là lúc bạn nhìn lại toàn bộ vấn đề của mình để rút kinh nghiệm cho bản thân. Bài học kinh nghiệm từ mỗi vấn đề, cách lựa chọn giải pháp, xử lý vấn đề sẽ giúp bản thân tiết kiệm thời gian, “chất xám” khi bạn gặp các vấn đề sau này. 

Kỹ năng giải quyết vấn đề nghe có vẻ đơn giản vì ai cũng sẽ có khả năng giải quyết vấn đề. Nhưng để đem lại hiệu quả và tiết kiệm được nguồn lực, thời gian thì không phải ai cũng làm được. Vì vậy bạn cần rèn luyện kỹ năng này thường xuyên theo các bước trên để nó trở thành phản xạ của bạn.

EMPLOYER BRANDING (Phần 1): XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU TUYỂN DỤNG

EMPLOYER BRANDING (Phần 1): XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU TUYỂN DỤNG

Ngày đăng: 10/10/2020 11:50 AM

Employer branding (Xây dựng thương hiệu tuyển dụng) là một khái niệm đã có từ lâu, được các tổ chức, doanh nghiệp lớn áp dụng để thu hút nhân tài. Vậy thương hiệu tuyển dụng là gì? Vì sao cần xây dựng thương hiệu tuyển dụng?
TOP 5 KỸ NĂNG MỀM DÀNH CHO NHÀ QUẢN LÝ NHÂN SỰ 

TOP 5 KỸ NĂNG MỀM DÀNH CHO NHÀ QUẢN LÝ NHÂN SỰ 

Ngày đăng: 10/10/2020 11:46 AM

Kỹ năng chuyên môn là chưa đủ, những nhà quản lý nhân sự giỏi luôn phải trau chuốt cho mình thêm những kỹ năng mềm. Cùng xem qua kỹ năng mềm nào cần thiết cho người làm quản lý nhân sự nhé.
BƯỚC VÀO CUỘC PHỎNG VẤN, NHÀ TUYỂN DỤNG CẦN CHUẨN BỊ GÌ?

BƯỚC VÀO CUỘC PHỎNG VẤN, NHÀ TUYỂN DỤNG CẦN CHUẨN BỊ GÌ?

Ngày đăng: 09/10/2020 05:50 PM

Không chỉ các ứng viên mà các nhà tuyển dụng cũng cần chuẩn bị kỹ lưỡng một số điều để buổi phỏng vấn đạt đúng mục đích và hiệu quả cao. Cùng xem qua
KỸ NĂNG PHỎNG VẤN “TRĂM TRẬN TRĂM THẮNG”

KỸ NĂNG PHỎNG VẤN “TRĂM TRẬN TRĂM THẮNG”

Ngày đăng: 09/10/2020 05:36 PM

Các nhà tuyển dụng rất chú ý đến kỹ năng phỏng vấn của ứng viên. Hãy cùng xem những yếu tố nào tạo nên kỹ năng phỏng vấn tốt nhé.
BÍ QUYẾT CHINH PHỤC NHÀ TUYỂN DỤNG CHO SINH VIÊN MỚI TỐT NGHIỆP

BÍ QUYẾT CHINH PHỤC NHÀ TUYỂN DỤNG CHO SINH VIÊN MỚI TỐT NGHIỆP

Ngày đăng: 09/10/2020 05:32 PM

Các bạn sinh viên mới ra trường bỡ ngỡ, lo lắng vì "thất nghiệp"? Để hạn chế tình trạng này, cùng theo dõi bài viết này nhé.
5 KỸ NĂNG MỀM CẦN THIẾT CHO SINH VIÊN

5 KỸ NĂNG MỀM CẦN THIẾT CHO SINH VIÊN

Ngày đăng: 09/10/2020 05:07 PM

Bằng cấp chuyên môn cùng kỹ năng mềm giúp cho các bạn sinh viên tự tin hơn khi đi phỏng vấn tuyển dụng. Hãy cùng tìm hiểu kỹ năng mềm nào cần thiết cho các bạn sinh viên nhé.
Zalo
Hotline
Go Top