Gắn kết nhân viên luôn là một yếu tố quan trọng để duy trì và phát triển một doanh nghiệp. Nếu không có sự gắn kết này, những người làm việc trong cùng một tổ chức sẽ sớm rời đi khi họ đã đạt được mục tiêu riêng của mình và không có một mục tiêu chung nhất. Sự gắn kết giữa nhân viên và doanh nghiệp cũng trở thành một yếu tố cạnh tranh trong thị trường kinh doanh khốc liệt ngày nay.
Hãy cùng tìm hiểu về sự quan trọng của gắn kết nhân viên trong bài viết này nhé!
Nói về khái niệm “Sự gắn kết - Employer Engagement”, hiện nay, vẫn chưa có một khái niệm nào chính xác về thuật ngữ này. Vì cách tiếp cận thuật ngữ này ở mỗi doanh nghiệp sẽ khác nhau. Những bài toán về con người sẽ khó có thể đạt được lời giải chính xác. Đôi khi, sự gắn kết của nhân viên được thể hiện ở tinh thần làm việc, trách nhiệm và sự cống hiến cho công ty. Hoặc cũng có thể đó là sự gắn bó lâu dài, tích cực và thân thiện, hòa đồng với đồng nghiệp.
Song, nhìn chung thì một người nhân viên có sự gắn kết với doanh nghiệp, tổ chức sẽ có tính trách nhiệm, tự nhận thức về vai trò của mình cao hơn. Cũng như họ luôn sẵn sàng để góp sức, hướng đến mục tiêu chung của doanh nghiệp. Sự cống hiến tận tâm qua những ý tưởng, giải pháp mà họ chủ động mang đến trong công việc và luôn có niềm tự hào về công ty chính là một trong những đặc điểm mà một nhân viên gắn kết với doanh nghiệp thường có.
Qua những đặc điểm trên, có thể nhận thấy, việc tạo ra sự gắn kết giữa nhân viên và doanh nghiệp có thể mang đến nhiều lợi ích trong hành trình phát triển doanh nghiệp như:
- Gia tăng lợi nhuận:
Theo báo cáo của Hewitt - Nhà cung cấp vốn nhân lực và dịch vụ tư vấn quản lý tại Mỹ, các công ty đạt mức gắn kết từ 60% - 70%, tổng lợi nhuận trung bình của cổ đông đạt 24,2%, đối với doanh nghiệp có mức gắn kết từ 49% - 60%, chỉ số này giảm xuống 9,1%. Và các doanh nghiệp có tỉ lệ nhân viên gắn kết thấp hơn 25% có tổng lợi nhuận trung bình âm.
- Nâng cao hiệu suất công việc
Theo nghiên cứu của Gallup, doanh nghiệp có sự gắn kết của nhân viên thì mức năng suất công việc hiệu quả hơn 22% so với các doanh nghiệp không có sự gắn kết của nhân viên vì họ luôn sẵn sàng để cống hiến, đưa ra những giải pháp để phát triển và cải thiện công việc của mình, cùng nhau hướng đến mục tiêu chung.
- Giảm thiểu rủi ro
Mức độ nhân viên gắn kết cao sẽ tác động đến quá trình làm việc. Cụ thể, theo nghiên cứu của Gallup, những doanh nghiệp có mức độ gắn kết cao, những sự cố trong quá trình hoạt động sẽ giảm đến 48% và những vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm/ dịch vụ cũng giảm đến 41%.
Vậy vì sao độ gắn kết giữa nhân viên với doanh nghiệp càng cao thì lại mang đến những lợi ích trên?
Nhà quản lý, lãnh đạo mang đến sự gắn kết cho nhân viên sẽ giúp nhân viên đạt được ba yếu tố sau:
- Sự tận hưởng:
Con người có xu hướng cảm thấy thỏa mãn và hài lòng khi họ được làm công việc phù hợp với sở thích và kỹ năng của họ. Ngoài ra, môi trường làm việc cũng là một yếu tố để nhân viên có được sự tận hưởng. Sự thoải mái về mặt tinh thần sẽ đẩy cao năng suất làm việc của nhân viên, từ đó gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Niềm tin:
Nhân viên cần thấy được sự liên hệ giữa công việc hàng ngày của mình với mục tiêu và sứ mệnh của tổ chức cực kỳ quan trọng để tạo gắn kết. Vì nếu nhân viên cảm thấy rằng khi làm việc nghĩa là họ đang trực tiếp tạo ra đóng góp giá trị cho tổ chức và cả cộng đồng, họ sẽ có xu hướng gắn kết hơn.
- Giá trị:
Sự công nhận rất quan trọng đối với quá trình nỗ lực của con người. Vì vậy, ai cũng đều muốn được ghi nhận những đóng góp của mình. Có rất nhiều hình thức ghi nhận như gói phúc lợi cạnh tranh, tạo cơ hội để nhân viên đạt được sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc, du lịch hàng năm,... Nhưng quan trọng hơn hết là cảm giác được tin tưởng và có giá trị khi được quản lý của mình dành ra dù chỉ vài phút để nói lời khen ngợi về kết quả công việc và sự đóng góp của họ có giá trị và được coi trọng như thế nào.
Sự động viên, tinh thần tích cực mà người quản lý thể hiện qua cách khiến nhân viên của mình được “tận hưởng” cả 3 yếu tố trên sẽ là một nguồn động lực to lớn cho họ. Không chỉ thúc đẩy năng suất làm việc, tạo ra cơ hội cho nhân viên học hỏi và phát triển, mà còn là sự ghi nhận đối với những đóng góp của nhân viên, chính vì vậy, gắn kết nhân viên chính là chìa khóa thành công hàng đầu trong việc giữ chân các nhân tài, tăng lợi nhuận và kéo gần khoảng cách giữa doanh nghiệp với những ứng viên tiềm năng. Đó còn là một trong những cách hữu hiệu trong chiến lược xây dựng hình ảnh cho thương hiệu doanh nghiệp, tổ chức vì giá trị con người làm nên tất cả.
CÔNG NGHỆ SỐ LÀ GÌ? LỢI ÍCH VÀ BƯỚC TIẾN QUAN TRỌNG CHO DOANH NGHIỆP HIỆN TẠI
Ngày đăng: 18/03/2024 02:59 PM
TUYỂN MASS LÀ GÌ? 7 NGUYÊN TẮC VÀNG ĐỂ TUYỂN DỤNG MASS HIỆU QUẢ
Ngày đăng: 18/03/2024 11:41 AM
NHỮNG NGÀNH NGHỀ DẪN ĐẦU XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẠI VN
Ngày đăng: 09/03/2024 10:14 AM
DATA ANALYST LÀ GÌ? TẤT TẦN TẬT VỀ DATA ANALYST
Ngày đăng: 06/03/2024 11:21 AM
LỢI ÍCH KHI ỨNG VIÊN TÌM VIỆC QUA HEADHUNTER
Ngày đăng: 27/02/2024 11:13 AM
GEN ALPHA - THẾ HỆ ALPHA NỐI TIẾP GEN Z CÓ GÌ ĐẶC BIỆT KHÁC BIỆT?
Ngày đăng: 23/02/2024 09:36 AM
Tin tức mới
-
July 03, 2021
STARTUP VÀ SME: ĐÂU LÀ SỰ KHÁC BIỆT?
-
June 20, 2021
ĐỂ WORK FROM HOME HIỆU QUẢ
-
June 04, 2021
TOP NHỮNG KỸ NĂNG CỦA MỘT NHÂN VIÊN KINH DOANH
-
May 11, 2021
LÀM SAO ĐỂ THU HÚT GEN Z?
-
April 29, 2021
Lịch nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm 2021
-
April 07, 2021
CHƯƠNG TRÌNH KÝ KẾT HỢP TÁC GIỮA LIGHT HUMAN VÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM (HUFI)
-
February 27, 2021
THẤU HIỂU NGUỒN NHÂN LỰC THUỘC GEN Z