TOP NHỮNG KỸ NĂNG CỦA MỘT NHÂN VIÊN KINH DOANH

Nhân viên kinh doanh - một vị trí quen thuộc mà các bạn thường gặp ở các bản tin tuyển dụng, và đa số các công ty đều cần đến vị trí này. Có thể thấy, đây là một vị trí quan trọng góp phần vào sự phát triển của một công ty. Tùy vào các lĩnh vực khác nhau, mà các công ty sẽ có các thuật ngữ chuyên ngành khác dành cho vị trí này. Nhưng với tính chất công việc sẽ có phần giống nhau là phát triển định hướng và thúc đẩy doanh số cho công ty. 

Ở một số đặc thù ngành nghề, vị trí này không yêu cầu bạn cần có sự hiểu biết sâu về lĩnh vực kinh tế hay có nhiều kinh nghiệm. Vì vậy, ai cũng có thể trở thành một nhân viên kinh doanh tại một công ty, tổ chức nào đó. Nếu bạn đang là “người mới”, hay muốn thử sức, hoặc muốn phát triển hơn nữa tại vị trí này, hãy cùng tìm hiểu những kỹ năng cần có của một nhân viên kinh doanh giỏi nhé!

1. Kỹ năng giao tiếp

Đối với một nhân viên kinh doanh, giao tiếp là kỹ năng không thể thiếu và cần được trau dồi thường xuyên để làm việc với khách hàng, teamwork,... Đây cũng là kỹ năng cơ bản mà cần “độ cứng nhất định” thì bạn mới có thể phát triển và hoàn thiện những kỹ năng về giao tiếp cao hơn như đàm phán và thuyết phục. 

2. Kỹ năng đàm phán và thuyết phục

Đàm phán và thuyết phục mang lại nhiều lợi ích cho bạn khi làm việc tại vị trí này. Chắc chắn trong quá trình làm việc, sẽ có những lúc bạn bất đồng với khách hàng của mình, chẳng hạn như về quyền lợi, về điều khoản hợp đồng, hay về kết quả công việc,... Nếu kỹ năng này của bạn tốt, vấn đề sẽ được giải quyết mà cả đôi bên đều hài lòng, mang lại cảm giác thỏa hiệp dễ chịu cho khách hàng và cả bạn. Cả hai kỹ năng này cần sự kết hợp giữa tư duy nhạy bén và ứng xử khéo léo.

3. Kỹ năng nghiên cứu

Nghiên cứu và đánh giá sẽ là kỹ năng giúp những nhân viên kinh doanh tăng doanh số hiệu quả hơn. Đạt được doanh số như mong đợi chính là kết quả của nhiều yếu tố, nhưng một trong những yếu tố quan trọng chính là tiếp cận đúng tệp khách hàng của chính mình. Do đó, kỹ năng nghiên cứu thị trường và đánh giá thông tin sẽ giúp bạn làm tốt điều này.  

4. Kỹ năng phân tích

Đi đôi với khả năng nghiên cứu thị trường tốt, thì khả năng phân tích thị trường, điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ và nhu cầu khách hàng cũng là yếu tố để nâng cao hiệu quả công việc và giúp ích cho việc định hướng phát triển lâu dài trong ngành nghề này. Nắm bắt đối thủ, hiểu rõ khách hàng của chính mình sẽ mở ra tăng cơ hội thành công, giảm thiểu các tổn thất về chi phí và công sức. 

5. Kỹ năng giải quyết vấn đề

Khi bạn làm việc với khách hàng, khó có thể tránh khỏi những tình huống phát sinh bất ngờ. Bình tĩnh, nhanh nhạy, cùng sự phán đoán và suy nghĩ logic là những điều bạn cần rèn luyện để sở hữu kỹ năng giải quyết vấn đề này. Ngoài ra, nhờ vào phân tích các yếu tố tốt, bạn có thể chủ động trong công việc của mình hơn bằng cách phán đoán các tình huống có thể xảy ra trong quá trình làm việc và chuẩn bị sẵn những kế hoạch dự phòng.

 

Zalo
Hotline
Go Top