QUẢN TRỊ XUNG ĐỘT: HIỂU VỀ XUNG ĐỘT

Trong một tập thể, luôn xuất hiện những ý kiến trái chiều, cảm nhận và cách suy nghĩ khác nhau. Vì vậy, xung đột là điều không thể tránh khỏi trong mọi tổ chức, doanh nghiệp. Bạn không thể nào “chạy trốn” xung đột, vì vậy bạn cần phải biết cách giải quyết xung đột, để xung đột mang lại lợi ích, hoặc để lại ít “tổn thất” nhất cho cá nhân hoặc tập thể. 

  • Xung đột là gì? 

Xung đột là quá trình trong đó một bên nhận ra rằng quyền lợi của mình hoặc đối lập hoặc bị ảnh hưởng tiêu cực bởi một bên khác. Xung đột có thể mang đến những kết quả tiêu cực hoặc tích cực, phụ thuộc vào bản chất và mức độ của xung đột, và vào cách giải quyết xung đột. 

Quản trị xung đột là việc nhà quản trị xác định, theo dõi và đưa ra những can thiệp cần thiết để làm giảm bớt các xung đột hay tạo ra nó trong và ngoài tổ chức nhằm phục vụ cho lợi ích của tổ chức.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự xung đột trong một tổ chức. Nhưng hầu hết, các xung đột xảy ra đều bắt nguồn từ việc giao tiếp không hiệu quả. Tính cách không hợp nhau, bất đồng trong cách làm việc hay mâu thuẫn về quyền lợi, áp lực dẫn đến tình trạng không kiểm soát được cảm xúc, sẽ làm xung đột trở nên căng thẳng hơn trong tổ chức. 

Xung đột trong tổ chức được phân ra nhiều loại khác nhau:

  • Xung đột về mối quan hệ: 

Đây là loại xung đột về cảm xúc cá nhân, không liên quan đến công việc. Bất đồng ý kiến đến từ thành kiến giữa các cá nhân với nhau là nguyên nhân của xung đột này.  

  • Xung đột về nhiệm vụ

Loại xung đột này bắt nguồn từ những bất đồng về nhiệm vụ và trách nhiệm giữa các bên. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban khác khau, khi làm việc trong cùng một dự án rất dễ xảy ra mâu thuẫn nếu không hiểu cho nhau.  

  • Xung đột về quy trình

Những suy nghĩ, ý kiến trái chiều về cách thức làm việc, quy trình để hoàn thành dự án, đạt được mục tiêu chung sẽ gây nên xung đột về quy trình. 

  • Xung đột về tình trạng

Một kiểu xung đột thường gặp khi chưa phân rõ về trách nhiệm và nhiệm vụ của từng người. Mỗi người đều tự cho rằng mình là người có quyền quyết định, hoặc công việc đó thuộc trách nhiệm của mình, gây ra tranh cãi và dẫn tới xung đột. 

Khi xung đột xảy ra, người quản lý nên tìm hiểu nguyên nhân cặn kẽ, rõ ràng và đánh giá mức độ của sự xung đột để có thể đưa ra cách giải quyết ổn thỏa cho các bên mà không làm tổn hại tới mục tiêu chung và lợi ích chung.

 

Zalo
Hotline
Go Top