LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TRẢI NGHIỆM CỦA ỨNG VIÊN? (Phần 1)

Thị trường tuyển dụng trong thời đại công nghệ 4.0 đang có sự cạnh tranh khốc liệt. Mức độ tiếp cận thông tin nhanh chóng, các doanh nghiệp và ứng viên có thể dễ dàng tìm thấy nhau, là những lý do khiến “cuộc đua” tìm kiếm nhân tài giữa các doanh nghiệp ngày càng căng thẳng. Vì vậy, các doanh nghiệp luôn phải thay đổi, cải thiện để tạo ra sự khác biệt cho chính mình trong thị trường tuyển dụng để có thể thu hút các ứng viên tiềm năng. 

Một trong những yếu tố hàng đầu để giúp doanh nghiệp có thể tìm kiếm và chinh phục các ứng viên tài năng, phù hợp với doanh nghiệp chính là “Nâng cao trải nghiệm ứng viên” (Candidate experience). Đây cũng là một trong những bước để xây dựng thương hiệu tuyển dụng cho doanh nghiệp. 

Trải nghiệm ứng viên là gì?

“Trải nghiệm ứng viên” được xem là những cảm xúc mà ứng viên có được khi tham gia vào quá trình ứng tuyển tại một doanh nghiệp. Điều này được xem là quan trọng nhưng lại có không nhiều doanh nghiệp chú trọng đến vấn đề này. Khi ứng viên có được những trải nghiệm tốt, sẽ tăng khả năng đồng ý làm việc của họ tại doanh nghiệp của bạn, hoặc có thể ứng tuyển lại những vị trí khác khi có cơ hội. Tuy nhiên, nếu trải nghiệm của ứng viên không tốt thì có thể uy tín của doanh nghiệp bạn bị ảnh hưởng, thậm chí, thời buổi mạng xã hội lên ngôi, thì việc làm mất thêm nhiều ứng viên của doanh nghiệp bạn cũng sẽ xảy ra.

“Nâng cao trải nghiệm của ứng viên” được đánh giá là một trong những cách ít tốn kém nhất để xây dựng thương hiệu tuyển dụng hiệu quả. Vậy làm sao để có thể nâng cao trải nghiệm của ứng viên? 

  • Tìm kiếm, tiếp cận ứng viên:

Nhà tuyển dụng muốn ứng viên của mình có những trải nghiệm tốt nhất, nên bắt đầu ngay từ giai đoạn tìm kiếm và tiếp cận ứng viên. Giai đoạn này, nhà tuyển dụng cần viết bản mô tả công việc (JD) cụ thể, rõ ràng và đầy đủ các thông tin mà ứng viên cần. 

Bên cạnh đó, với thời buổi ngày nay, sự tiện lợi, nhanh chóng là cần thiết cho tất cả mọi người thì các ứng viên cũng mong muốn rằng, bằng những bước đơn giản thì họ vẫn có thể gửi thông tin, hồ sơ của họ đến với doanh nghiệp. Chính vì vậy, các doanh nghiệp nên đơn giản hóa quá trình ứng tuyển cho ứng viên của mình. Áp dụng công nghệ trong quy trình ứng tuyển là một trong những cách để quá trình tuyển dụng đơn giản hơn nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng:

  • Sử dụng trang tuyển dụng trên trang web của doanh nghiệp để các ứng viên có thể theo dõi về các vị trí đang mở của doanh nghiệp bạn. Tab “tuyển dụng” trên trang web cần được thiết kế ở vị trí dễ thấy. Ngoài ra, nhà tuyển dụng nên đăng tuyển việc làm trên các trang web tìm việc để tăng mức độ tiếp cận của ứng viên với công việc. 
  • Hạn chế thông tin bắt buộc khi ứng viên điền form hoặc gửi mail ứng tuyển. Hồ sơ ứng tuyển chỉ cần đảm bảo những thông tin cơ bản như: họ và tên, cách thức liên lạc với ứng viên và CV/ Portfolio. 

  • Nếu các ứng viên cần đăng nhập để nộp hồ sơ hay điền link ứng tuyển, nhà tuyển dụng không nên bắt các ứng viên phải điền mật khẩu quá dài hay phải tạo tài khoản mới. Trải nghiệm của ứng viên sẽ được nâng cao với một bước bấm “Đăng nhập” bằng tài khoản Facebook, hay Google và có thể đăng ký được bằng điện thoại.

Với giai đoạn này, các HR cần phải chú ý đến cách ứng viên tiếp cận thông tin tuyển dụng, cách thức ứng tuyển nhanh chóng và hiệu quả để tiết kiệm thời gian cho ứng viên mà công ty vẫn nhận được nhiều hồ sơ tuyển dụng nhất có thể.

Đây là giai đoạn tạo sự thuận lợi cho ứng viên. Để nâng cao trải nghiệm cho ứng viên, các HR cần phải chú ý đến quá trình giao tiếp, tiếp xúc với ứng viên nhiều hơn. Tất cả các tips để gây thiện cảm cho ứng viên thông qua quá trình tuyển dụng sẽ xuất hiện trong bài chia sẻ tiếp theo. Cùng tiếp tục theo dõi bài viết tại chuyên mục “Kiến thức” của Light Human nhé.

Zalo
Hotline
Go Top