GEN Z VÀ NHỮNG ĐIỀU “KỲ LẠ” MÀ NHÀ TUYỂN DỤNG CẦN BIẾT

Theo định nghĩa của Forbes, Thế hệ Gen Z là những người sinh từ năm 1997 trở đi, đã và đang trở thành nhóm định hình xu hướng (trendsetter) về mọi mặt từ giải trí, thời trang cho đến tiêu dùng, có tầm ảnh hưởng ngược lại Millennial (thế hệ sinh năm 1980-1995). Trong vòng 5 năm tới, chúng ta có đủ lý do để tin rằng họ sẽ làm mọi thứ rung chuyển khi sở hữu những ưu thế và kỳ vọng mới tại nơi làm việc. 

Là một nhà tuyển dụng, sứ mệnh của bạn là tìm ra những nhân tài qua từng thế hệ. Đến thế hệ Gen Z cũng vậy, bạn không những phải hiểu rõ nguồn nhân lực này mà còn phải học cách thích nghi với sự khác biệt của thế hệ Gen Y (những người sinh từ năm 1980 đến 1998). Mặc dù, 2 nhóm nhân lực trẻ này đều được đánh giá cao và có khả năng về kỹ thuật - công nghệ tiên tiến, nhưng cũng có nhiều sự khác biệt quan trọng cần lưu ý nếu bạn muốn thu hút về công ty những nhân tài lý tưởng nhất.

THẾ HỆ GEN Z CÓ GÌ KHÁC BIỆT VỚI THẾ HỆ GEN Y KHI TÌM VIỆC

  1. Tính ổn định trở thành một trong những tiêu chí ưu tiên khi thế hệ Gen Z chọn việc:

Vốn là hạng mục được ưu tiên trong các tiêu chí lựa chọn công việc, tính ổn định nay lại càng là mối quan tâm đặc biệt đối với thế hệ Gen Z. Điều này không quá ngạc nhiên vì họ là những người đã chứng kiến cảnh gia đình đi qua cuộc đại khủng hoảng tài chính toàn cần những năm 2008. 

Trái ngược hoàn toàn với thế hệ Gen Y - thế hệ được mệnh danh là những con người nhảy việc, nguồn nhân lực mới này sẽ có xu hướng tìm kiếm và gắn bó lâu dài với một vị trí công việc, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp tăng trưởng cao như chăm sóc sức khỏe và công nghệ.

  1. Thế hệ Gen Z cực kỳ bị thu hút bởi các cơ hội và môi trường Startup:

Một nghiên cứu mới đây của Anne Loehr cho biết, 61% học sinh trung học theo đuổi ước mơ thành lập công ty hoặc tự kinh doanh thay vì trở thành nhân viên ở một công ty nào đó.

Thông tin này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến kết quả tuyển dụng của công ty trong tương lai. Nếu bạn muốn tuyển dụng thành công Gen Z, chi ít bạn phải hiểu điều gì ở một người khởi nghiệp và các mô hình Startup lại thu hút nguồn nhân lực tương lai này đến như vậy. Khi đó, bạn mới có thể vận dụng vào chiến lược tuyển dụng của mình một cách hiệu quả để thu hút nhân tài Gen Z.

  1. Tỷ lệ ứng viên sở hữu bằng Đại học, Cao đẳng giảm:

Tại các nước phương Tây, việc chứng kiến các thế hệ đi trước của mình ra trường với tấm bằng Đại học, Cao đẳng gánh theo các khoản nợ sinh viên lên đến hàng chục nghìn đô la đã phần nào làm thay đổi cái nhìn của thế hệ Gen Z đối với nền giáo dục chính quy. Xu thế này cũng không ngoại lệ ở nhiều nước khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam. 

Sẽ không mấy ngạc nhiên khi những Z-ers sẽ chọn những hướng đi khác thay vì thi vào các trường Đại học, Cao đẳng. Những góc nhìn mới về sự cần thiết của giáo dục Đại học chắc chắn sẽ tác động mạnh mẽ đến các hoạt động tuyển dụng ở các Doanh nghiệp, tổ chức còn thiếu hụt một lượng lớn các ứng viên chất lượng. 

  1. Thế hệ Gen Z đặt câu hỏi cho công nghệ và những tác động tiêu cực của nó:

Lớn lên bên cạnh sự phát triển của internet, công nghệ cùng một lượng thông tin khổng lồ khiến thế hệ Gen Z sẽ có cái nhìn đa chiều hơn trong mọi việc. Gen Z cũng tự nhận thức được việc sống phụ thuộc vào mạng internet đã phần nào hạn chế sự phát triển các kỹ năng giao tiếp, thiết lập, duy trì và phát triển các mối quan hệ của con người. Theo Digital HR Tech, vấn đề trên không chỉ là mối quan tâm của các nhà tuyển dụng, đồng thời còn là mối lo ngại của chính bản thân các Z-ers.

  1. Thế hệ “Youtube”:

Gen Z là những người khó tập trung trong 30 giây vào bài phát biểu bình thường, nhưng họ lại có thể lắng nghe một câu chuyện hay trong 30 phút. 

Một trong những cách hiệu nghiệm để “thu phục cả trái tim và linh hồn”, dẫn dắt Gen Z vào câu chuyện chính là sử dụng video. Các tin tuyển dụng và tài liệu đào tạo dưới dạng video sẽ cực kỳ quyền lực trong việc thu hút những con người có thể dành cả đời để chụp ảnh selfie và xem video trên smartphone này hơn hẳn những nội dung dưới dạng văn bản.

  1. Lịch làm việc “9-to-5” lỗi mốt:

Thế hệ Gen Z thích làm việc độc lập, vì thế học được ví như những con người cô đơn. Lý do đưa ra cho điều này là bởi những hạn chế trong kỹ năng giao tiếp và kết nối với mọi người xung quanh do ảnh hưởng của công nghệ. Thực tế là không mấy người thuộc thế hệ Gen Y đã không hứng thú với việc có mặt ở công ty từ 9h sáng đến 5 giờ chiều. Đến Gen Z, họ sẽ tự hỏi lại tại sao phải đấu tranh với dòng người trên đường để có mặt ở công ty 8 tiếng mỗi ngày trong khi có thể kết nối với bất kỳ ai với chỉ vài chạm trên smartphone hay laptop.

  1. Dành sự kỳ vọng nhất định vào trách nhiệm xã hội từ phía các nhà lãnh đạo:

Giống như thế hệ Millennial, thế hệ Gen Z muốn làm việc cho một công ty có trách nhiệm với xã hội. Các công ty liên quan đến các vấn đề về phá hoại môi trường, phân biệt đối xử hoặc lừa dối nhân viên trong các vấn đề tài chính sẽ phần nào bị hạn chế cơ hội mang về cho mình những ứng cử viên tốt nhất từ thế hệ này.


Mỗi thế hệ đều có những điểm khác biệt, mong đợi và kỳ vọng riêng. Nhà tuyển dụng thông minh sẽ là những người tiên phong nhận ra sự khác biệt trên và đưa ra những chiến lược thu hút nhân tài hiệu quả. Những nhà lãnh đạo tiến bộ, luôn làm mới mình cùng với các xu thế công nghệ mới nhất và có trách nhiệm với xã hội sẽ là những người đứng vững nhất và dẫn đầu trong tương lai không xa.

 

Zalo
Hotline
Go Top