BÍ QUYẾT SỞ HỮU MỘT BẢN JD THU HÚT

Nếu CV là một phần không thể thiếu trong hồ sơ xin việc của ứng viên thì JD lại giữ vai trò quan trọng trong công tác tuyển dụng nhân sự. Những JD hời hợt sẽ là lỗ hổng để nhân tài giỏi vụt khỏi tầm tay của Doanh nghiệp ngay từ giai đoạn đăng tuyển. Vậy JD là gì? Nhân sự viết JD như thế nào sẽ thu hút ứng viên quan tâm đến việc làm?

  1. JD LÀ GÌ?

JD được viết tắt từ cụm từ Job Description, nghĩa là mô tả công việc. Bản này sẽ có các thông tin bao gồm: chức năng, nhiệm vụ, tiêu chuẩn hay quyền hạn mà Nhà tuyển dụng đưa ra để tuyển chọn ứng viên phù hợp với vị trí đang cần tuyển. 

Thông thường, ngôn ngữ để nhân sự viết JD có thể là tiếng Việt (hoặc tiếng Anh) với mô tả ngắn gọn, đơn giản để ứng viên có cái nhìn rõ nét về công việc, so sánh được năng lực bản thân phù hợp ở vị trí đăng tuyển hay không.

  1. VAI TRÒ CỦA JD TRONG TUYỂN DỤNG:
  • Đối với Doanh nghiệp: 
  • Xác định yêu cầu tuyển dụng rõ ràng, sàng lọc ứng viên phù hợp.
  • Hỗ trợ xây dựng lương thưởng tương xứng với vị trí, chức danh
  • Cơ sở để xác định nội dung đào tạo, định hướng công việc cho nhân viên.
  • Đối với ứng viên:
  • Hiểu được cơ bản trách nhiệm, công việc mà Doanh nghiệp yêu cầu.
  • Là cơ sở để định hình năng lực của mình có phù hợp với Doanh nghiệp đang cần hay không?
  • Nắm được mục tiêu rõ ràng để định hướng làm việc.
  1. CÁC NỘI DUNG QUAN TRỌNG CẦN CÓ CỦA MỘT JD:

Tùy vào từng vị trí, chức danh, yêu cầu của từng Doanh nghiệp sẽ tạo nên nội dung JD là gì. Tuy nhiên, một bản mô tả công việc thường có những yếu tố quan trọng sau:

  • Tên công việc, vị trí: Nêu rõ chức danh công việc, thể hiện vị trí này ở bộ phận nào, dưới sự quản lý của ai.
  • Mô tả công việc: Đây là phần đặc biệt quan trọng của JD, giúp ứng viên hiểu rõ được việc đảm nhận, cần làm khi vào Doanh nghiệp.
  • Trách nhiệm công việc: Mô tả nhiệm vụ thiết yếu, cốt lõi ở vị trí đảm nhận.
  • Yêu cầu kinh nghiệm: Điều kiện cần để có thể ứng tuyển, làm việc tại Doanh nghiệp.
  • Trình độ học vấn: Là một trong những yêu cầu đặt ra do tính chất công việc cần phải có mới đáp ứng được chuyên môn, chuyên ngành.
  • Kỹ năng: Một số kỹ năng bổ trợ để hoàn thành công việc (ngoại ngữ, tin học, thiết kế, làm việc nhóm, lãnh đạo)
  • Mức lương/thu nhập: Dựa vào vị trí mô tả trong JD là gì sẽ có mức lương tương ứng. Thông thường bao gồm: lương cơ bản, thưởng, phụ cấp, …

Ngoài các yếu tố quan trọng trên, trong JD cần phải để thông tin liên hệ, địa điểm làm việc, thời hạn tuyển dụng … để giúp ứng viên thuận tiện nộp hồ sơ.

  1. NHÀ TUYỂN DỤNG VIẾT JD NHƯ THẾ NÀO ĐỂ THU HÚT ỨNG VIÊN?

Để xây dựng một bản JD chuyên nghiệp và thu hút ứng viên, nhà tuyển dụng cần chú ý những điều sau:

  • JD cần viết ngôn ngữ rõ ràng, nội dung chi tiết.
  • Nêu rõ vị trí tuyển dụng và mô tả cụ thể công việc. Hạn chế viết chung chung, sơ sài gây mơ hồ, hiểu nhầm.
  • Không nên dùng từ ngữ hoa mỹ, sáo rỗng khiến ứng viên có cảm giác khó đáp ứng được yêu cầu của Nhà tuyển dụng.
  • Giới thiệu môi trường làm việc, văn hóa doanh nghiệp, chế độ đãi ngộ để tạo hứng thú, thu hút ứng viên nhiều hơn.
  • Viết JD chưa các từ khóa liên quan đến công việc tuyển dụng: Thông thường người tìm việc có xu hướng tra từ khóa việc cần tìm trên google, vì vậy, nếu tin tuyển dụng của bạn có các cụm từ trùng khớp thì kết quả tìm kiếm sẽ cao hơn.

Thế nên, bảng mô tả công việc chuyên nghiệp, có đầy đủ thông tin là điều thiết yếu trong công tác tuyển dụng. Người làm nhân sự cần hiểu rõ JD là gì và biết cách viết JD hiệu quả để thu hút ứng viên nộp hồ sơ. Đừng xem thường những thông tin hữu ích này bởi đây được xem như một bước quan trọng đầu tiên giúp Doanh nghiệp tiếp cận được nhân tài. 

 

5 XU HƯỚNG TUYỂN DỤNG NHÀ NHÂN SỰ KHÔNG THỂ BỎ QUA

5 XU HƯỚNG TUYỂN DỤNG NHÀ NHÂN SỰ KHÔNG THỂ BỎ QUA

Ngày đăng: 24/11/2020 08:41 PM

ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA TALENT ACQUISITION VÀ RECRUITMENT

ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA TALENT ACQUISITION VÀ RECRUITMENT

Ngày đăng: 20/11/2020 02:27 PM

GHI ĐIỂM VỚI NHÂN VIÊN MỚI BẰNG QUY TRÌNH ONBOARDING (Phần 2)

GHI ĐIỂM VỚI NHÂN VIÊN MỚI BẰNG QUY TRÌNH ONBOARDING (Phần 2)

Ngày đăng: 19/10/2020 03:50 PM

Tìm hiểu các bước để có thể xây dựng quá trình onboarding tốt cho nhân viên mới, giúp nhân viên mới phát huy khả năng, tăng năng suất cho công ty và gắn bó lâu dài với tổ chức.
TRẢI NGHIỆM CHO NHÂN VIÊN MỚI CÙNG ONBOARDING

TRẢI NGHIỆM CHO NHÂN VIÊN MỚI CÙNG ONBOARDING

Ngày đăng: 14/10/2020 04:33 PM

Để một người mới có thể hòa nhập nhanh chóng và cảm thấy công ty bạn sẽ là môi trường tốt có thể gắn bó và phát triển bản thân, chắc chắn các HR sẽ không thể bỏ qua quy trình onboarding. Vậy onboarding là gì? Hãy cùng tìm hiểu về quy trình này trong bài viết dưới đây nhé.
 5 BƯỚC ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ HIỆU QUẢ

 5 BƯỚC ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ HIỆU QUẢ

Ngày đăng: 13/10/2020 09:26 AM

Ai cũng có khả năng giải quyết vấn đề của mình. Nhưng để kết quả đạt hiệu quả cao nhất thì không phải ai cũng có thể làm được. Chính vì vậy, kỹ năng giải quyết vấn đề rất quan trọng và cần thiết trong cuộc sống cũng như trong công việc.
NHỮNG LỖI SAI KHIẾN BẠN “MẤT ĐIỂM” TRƯỚC CÔNG CHÚNG

NHỮNG LỖI SAI KHIẾN BẠN “MẤT ĐIỂM” TRƯỚC CÔNG CHÚNG

Ngày đăng: 13/10/2020 09:18 AM

Nói chuyện trước công chúng chưa bao giờ là dễ dàng với nhiều người. Hãy cùng xem những lỗi sai nào thường gặp phải khi đứng trước đám đông nhé!
Zalo
Hotline
Go Top