2 PHƯƠNG PHÁP KÍCH THÍCH TƯ DUY SÁNG TẠO

6 thinking hats - bạn đã từng nghe đến?

Sáu chiếc mũ tư duy (6 thinking hats) được biết đến như một công cụ trợ giúp tư duy được TS. Edward de Bono phát kiến năm 1980 và giới thiệu trong cuốn “6 Thinking Hats” năm 1985. Đây là một phương pháp hiệu quả, giúp bạn đánh giá sự việc từ nhiều góc nhìn để đưa ra quyết định tốt hơn. Ngoài ra nhờ phương pháp ngày, bạn có được nhiều cái nhìn về một đối tượng, những cái nhìn này sẽ khác nhiều so với một người thông thường có thể thấy được. Nói sơ qua một chút về đặc điểm của từng chiếc mũ, có 6 chiếc mũ trong đó:

  • Mũ trắng: Trung lập, khách quan; Xác định thông tin thiếu
  • Mũ đỏ: Hợp thức hóa cảm xúc, trực giác, linh cảm
  • Mũ vàng: Tích cực, lạc quan - giá trị và lợi ích. Khuyết khích đề xuất cụ thể
  • Mũ đen: Phân tích khó khăn, sai lầm, mạo hiểm, lý do logic
  • Mũ xanh lá: Tư duy sáng tạo, tư tưởng và nhận thức mới
  • Mũ xanh dương: Điều khiển tổ chức, tóm tắt, khái quát, kết luận vấn đề. Đảm bản luật được tôn trọng

Ở đây, chúng ta thực hiện phương pháp như sau: Đối với mỗi vấn đề cần suy nghĩ, ta lần lượt chia thời gian tập trung ý cho mỗi mũ màu gì?

Theo Bigschool.vn, một trình tự điển hình áp dụng "6 chiếc mũ"

  • Bước 1 (Mũ trắng): Tất cả các ý kiến nào chỉ chứa sự thật, bằng chứng, hay dữ kiện, thông tin. Đội mũ này có nghĩa là "hãy cởi bỏ mọi thành kiến, mọi tranh cãi, cởi bỏ mọi dự định và hãy nhìn vào cơ sở dữ liệu".
  • Bước 2 (Mũ xanh lá cây): Tạo ra các ý kiến làm sao để giải quyết. Các sáng tạo, các cách thức khác nhau, các kế hoạch, các sự thay đổi.
  • Bước 3:

- Đánh giá các giá trị cuả các ý kiến trong mũ xanh lá cây.

- Dùng mũ vàng để viết ra danh mục các lợi ích. Mũ vàng: Tại sao vài ý kiến sẽ chạy tốt và tại sao nó mang lại lợi ích? Ở đây cũng có thể dùng về các kết quả cuả các hành động được đề xuất hay các đề án. Nó còn dùng để tìm ra những vật hay hiệu quả có giá trị cuả những gì đã xảy ra.

- Dùng mũ đen để viết các đánh giá và các lưu ý. Mũ đen có giá trị nhất. Dùng để chỉ ra tại sao các đề nghị hay ý kiến không thích hợp (hay không hoạt động được) cùng với các dữ kiện, với kinh nghiệm sẵn có, với hệ thống đang hoạt động, hoặc với chế độ đang được theo. Mũ đen lúc nào cũng phải tính đến sự hợp lý.

  • Bước 4 (Mũ đỏ):  Viết các phản ứng, trực giác tự nhiên và các cảm giác.

- Mũ đỏ cho phép người suy nghĩ đặt xuống các trực cảm mà không cần bào chữa.

  • Bước 5 (Mũ xanh da trời): Tổng kết và kết thúc buổi làm việc

- Mũ xanh da trời là sự nhìn lại các bước trên hoặc là quá trình điều khiển. Nó sẽ không nhìn đến đối tượng mà là nghĩ về đối tượng (thí dụ như ý kiến "đội cho tôi cái mũ xanh lá cây, tôi cảm giác rằng có thể làm được nhiều hơn về cái mũ xanh này").

Hãy áp dụng phương pháp này nhé, bạn hoàn toàn có thể tự sắp xếp trình tự các chiếc mũ theo ý của bản thân mình, miễn sao đáp ứng được đầy đủ các yếu tố mà tác giả đã nêu ra, rất hữu ích đấy, còn chần chờ gì nữa mà không thử ngay nào!

DOIT - những ký tự này mang ý nghĩa gì?
DOIT là một phương pháp tư duy sáng tạo rất hiệu quả trong môi trường nghiên cứu. Nó được nhiều người mệnh danh là một "Trình tự đơn giản để sáng tạo".

Chữ DOIT là chữ viết tắt từ Anh ngữ bao gồm:

  • D: Define Problem (Xác định vấn đề). Phần này tập trung vào phân tích vấn đề để chắc rằng vấn đề được đặt ra là đúng bằng nhiều cách như tìm ra cội nguồn vấn đề, đặt câu hỏi về sự tồn tại hay những vấn đề khác có thể nảy sinh, chia các vẫn đề lớn thành những phần nhỏ để dễ dàng phân tích hơn nhé
  • O: Open Mind and Apply Creative Techniques (Cởi mở Ý tưởng và Áp dụng các Kỹ thuật Sáng tạo). Hãy chấp nhận tất cả những ý tưởng hay nảy sinh nhé, đừng bỏ qua chúng, càng nhiều càng tốt, 
  • I: Identify the best Solution (Xác định lời Giải hay nhất). Bước này mới cần lựa ra ý tưởng hay nhất trong các ý đã nêu trong các bước trước, lựa chọn lời giải phải luôn bám sát vào các mục đích của bạn, đừng quên các hậu quả tiềm tàng bên trong câu trả lời, từ đó đề ra luôn cách giải quyết nếu trong trường hợp xấu nhất bạn gặp phải nếu sử dụng câu trả lời đấy nhé!
  • T: Transform (Chuyển bước). Sau khi xác định và đưa ra lời giải cho vấn đề, thì bước cuối cùng là thực hiện lời giải. Biến lời giải thành hành động.

DO IT! Đó dường như cũng là thông điệp ẩn chưa bên trong các ký tự này, không chỉ đơn thuần là một phương pháp tư duy mà nó còn là lời cổ vũ bạn dám đương đầu, dám hành động, phải thử mới biết, đúng không nào?

Zalo
Hotline
Go Top